Hôm nay, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn có chia sẻ một status về “Ý Tưởng nghiên cứu đến từ đâu?” các bạn có thể tham khảo chi tiết ở đây: https://www.facebook.com/drnguyenvtuan/posts/280202775760380
Trong vấn đề thứ 2 là đọc công bố, tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách cập nhật công bố của tôi, hy vọng các bạn sẽ tìm được thông tin mới trong chia sẻ này.
1. Theo dõi các tác giả nổi tiếng và cập nhật công bố trong mảng nghiên cứu
Các bạn thấy facebook có dòng feed để cập nhật tin tức của bạn bè thì ở đây cũng tương tự. Các bạn sẽ được thông báo những công bố mới nhất của những người bạn theo dõi bằng cách sử dụng tính năng follow hoặc tương tự của:
(a) Research Gate: http://researchgate.net
(b) Mendeley: https://www.mendeley.com/
(c) Google Scholar: http://scholar.google.com/
(d) Scopus: http://www.scopus.com
Ở Scopus và Google Scholar bạn có lựa chọn gửi thông báo email về bài viết của tác giả mà bạn quan tâm. Bên cạnh đó Google Scholar và Mendeley có gợi ý các công bố và cập nhật các công bố liên quan đến mảng của các bạn. Hình dưới là ví dụ có một công bố liên quan đến vấn đề của mình. Thông thường công bố được online một tuần, google scholar có thể gửi thông báo đến cho bạn. Tính năng “Suggested Publication” của Mendeley cũng tương tự như thế.
Hình 1. Thông báo công bố mới liên quan đến mảng lĩnh vực mà tài khoản quân tâm
2. Theo dõi các tạp chí uy tín
Bạn có danh sách các tạp chí uy tín mà bạn cho là thích hợp với mảng nghiên cứu của bạn, việc thường làm là bạn sẽ tạo một gim trên trình duyệt thỉnh thoảng ghé vô. Một cách tôi cho là hữu hiệu hơn là bạn dùng một phần mềm đọc RSS feed. Nhúng tất cả các tạp chí mà bạn yêu thích vào đó, để luôn cập nhật các bài viết mới chỉ cần một click chuột. Ở đây mình giới thiệu dịch vụ của feedly (http://feedly.com) để lấy RSS của các tạp chí.
Hình 2. Cập nhật bài viết từ các tạp chí yêu thích bởi feedly.com
3. Tìm các công bố nổi bật
Để tìm công bố nổi bật (có nhiều cites, và đăng trên tạp chí có IF cao), tôi thường lựa trọn hai cách:
(a) Google Scholar
Khi bạn đăng nhập vào Google scholar tìm đến tab số liệu ở đó sẽ cho bạn tập hợp những bài h5 của các tạp chí theo từng lĩnh vực. Nơi bạn có được danh sách các bài báo được nhiều người trích dẫn trong 5 năm qua (hình 3).
Hình 3. Thống kê H5 của google scholar
(b) Web of Science
Các bài tổng quan thường tổng hợp và khái quát nhất về một mảng, đôi khi tác giả còn cung cấp thêm xu hướng trong tương lai gần. Một cách tìm bài Review hiệu quả là dùng tính năng lọc bài của Web of Science.
Hình 4. Bài viết Review với từ khóa “Dielectric Barrier Discharge” khi tra trên Web of Science (http://apps.webofknowledge.com/Search.do?product=WOS&SID=U1VK52XnyIRUKckj2Zy&search_mode=GeneralSearch&prID=a3f8a89f-d4b2-422e-bf26-1f442cb0725e)
Trên đây là những chia sẻ của tôi về phần tìm và theo dõi công bố, hy vọng nó sẽ giúp ích cho một vài bạn, nhất là những bạn mới bắt đầu. Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu không đi vào chi tiết sử dụng. Nếu bạn nào mà gặp khó khăn khi sử dụng, thoải mái đưa ra câu hỏi, tôi sẽ phản hồi lại các bạn ngay khi có thể.