Thiết bị Plasma nhúng trong dầu

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu về plasma dự án đầu tiên là chuyển đổi CO2 và CH4 thành khí CO và H2. Lúc đó tôi thử với thiết bị plasma đồng trục đồng phẳng (hình 1), tôi đã thử và bị phóng điện liên tục, thiết bị hoạt động không ổn định. Lúc đó tôi đã dùng keo Epoxy để cách điện giữa hai điện cực phản ứng đã có thể xẩy ra vì lớp điện môi rắn ngăn cách giữa chúng. Tuy nhiên, tôi đã để phản ứng diễn ra lâu và chờ xem hiện tượng và nó đã bị phá hủy do quá trình sinh nhiệt trong lúc plasma. Nó là tiền đề cho nghiên cứu ảnh hưởng quá trình tự gia nhiệt lên phân hủy CHF3 bằng plasma sau này. Rồi một hôm hướng dẫn của tôi gợi ý dùng chất điện môi lỏng, tôi cũng đã nghĩ đến phương án đó nhưng nó sẽ không tiện lợi bằng nếu đóng khối thiết bị phản ứng. Nhưng sự linh hoạt của pha lỏng là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Tôi lại thực hiện phản ứng với thiết bị đồng trục và tôi thấy rõ dàng có plasma sinh ra bên ngoài nó gợi ý rằng đã tổn thất năng lượng cho quá trình. Và đó là con đường tìm đến cho cải thiện hiệu quả năng lượng cho phản ứng chuyển đổi CH4 với khí CO2 trong thiết bị plasma đồng trục nhúng trong dầu. Hơn nữa trạng thái thiết bị nhúng trong dầu cho thấy phản ứng diễn ra ổn định và an toàn hơn khi so với thiết bị để ngoài không khí. Chi tiết kết quả tham khảo tại:

 Hình 1. Thiết bị xả hàng rào điện môi đồng trục đồng phẳng, và plasma sinh ra phía ngoài ống
Hình 2. Keo Epoxy được điền đầy khoảng giữa hai điện cục và nó vẫn gây ra hiện tượng phóng điện bên ngoài sau thời gian dài phản ứng.
 Hình 3. Toàn bộ thiết bị được nhúng trong điện môi rắn, và khi phản ứng sinh nhiệt cấu trúc thiết bị bị phá vỡ.
Hình 4. Plasma sinh ra bên ngoài ống đối với thiết bị đồng trục, có nghĩa là tổn thất năng lượng. Vấn đề được giải quyết khi nhúng thiết bị vào điện môi lỏng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *